Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng

0 Lượt tải

0 Lượt chia sẻ

513 Lượt xem

Chuyên mục: Tiêu hóa
Loại: Tài liệu Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Năm xuất bản: 2021
Dung lượng: 0.04 MB
Giá tiền: 0.1đ

Hãy đăng ký tài khoản để tích lũy điểm thưởng khi chia sẻ hoặc đóng góp tài liệu

Mô tả

Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Tuần qua, giới báo chí, y khoa và các quan chức y tế bàn thảo khá nhiều về định danh cho đợt bộc phát bệnh tiêu chảy cấp tính. Các quan chức y tế cho rằng bệnh danh là “tiêu chảy cấp nguy hiểm”. Giải thích cách định danh này, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn trong một trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động nói: “Cụm từ tiêu chảy cấp nguy hiểm không chỉ được dùng riêng ở VN. Khi chúng ta nói là dịch tiêu chảy cấp trong đó có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả là bởi không phải 100% bệnh nhân tiêu chảy cấp đều do tả mà còn do nguyên nhân khác”. 

Nhưng giới y khoa và dịch tễ học thì cho rằng bệnh danh chính xác là “bệnh tả”. TS Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) và GS Nguyễn Lân Dũng đều đề nghị chúng ta nên thẳng thắn gọi chính xác tên bệnh: Tả thay vì “tiêu chảy cấp nguy hiểm”. 

Sẽ không ngạc nhiên nếu có nhiều bạn đọc ngoài ngành y cảm thấy khó hiểu trước hai quan điểm và cách lý giải trên. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề, chúng ta nên xem xét qua định nghĩa chuẩn của hai bệnh. 

Bệnh tả 

Bệnh tả (tiếng Anh là cholerae) được định nghĩa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở ruột non và lây lan qua nước hay thức ăn bị nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh tả là Vibrio cholerae. Triệu chứng của bệnh tả là bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, đau bụng, ói mửa và mất chất điện phân (electrolytes). 

Khoảng 75%-90% người bị nhiễm vi khuẩn V. cholerae nhưng không biểu hiện triệu chứng nào. Nhưng vi khuẩn trong người của những bệnh nhân không có triệu chứng này có thể lan truyền vào môi trường qua phân và có thể lan truyền đến người khác cũng như môi trường sống. Bệnh tả là một bệnh đáng sợ, vì nó có thể tấn công trẻ em cũng như người lớn và không giống như các bệnh tiêu chảy khác, bệnh tả có thể gây tử vong cho bệnh nhân trong vòng vài ngày, thậm chí vài giờ sau khi mắc bệnh. Những người có khả năng miễn dịch thấp như trẻ em suy dinh dưỡng hay người nhiễm HIV thường có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn V. cholerae. 

Tiêu chảy cấp tính 

Bệnh tiêu chảy cấp tính (tiếng Anh là acute diarrhoea), theo định nghĩa mà giới y khoa thế giới thừa nhận, khi bệnh nhân đi tiêu chảy hơn 3 lần trong một ngày thì được xem là một ca “tiêu chảy cấp tính”. Ngoài đi tiêu chảy ra nước, triệu chứng của tiêu chảy cấp tính thường là đau bụng, ói mửa và đau hậu môn. Khi tiêu chảy mà trong phân có máu, thì bệnh danh có khi gọi là kiết lỵ shigella. Bảng 1 sau đây sẽ phân biệt bệnh tả và tiêu chảy cấp tính. 

Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân. Tiêu chảy nhẹ có thể do thay đổi thức ăn hay thói quen ăn uống, “jet lag”, thời tiết thay đổi, lo lắng, tâm thần căng thẳng (stress), uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc (như thuốc trụ sinh), v.v... Tiêu chảy cấp tính có thể do ngộ độc thực phẩm và nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn chính có thể gây tiêu chảy cấp tính bao gồm: calici, adenovirus, rotavirus, E. coli, Campylobacter, V. cholerae, Shigella, Salmonella Staphylococcus aureus. Một số ký sinh vật như Giardia lamblia, Cryptosporidium parvum và sán dây cũng có thể gây tiêu chảy cấp tính....

Tài liệu cùng chuyên ngành

Tiêu hóa

các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật

giới thiệu sơ bộ về các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật

Xem thêm