CÁC DỊ TẬT Ở TRẺ SƠ SINH

0 Lượt tải

0 Lượt chia sẻ

772 Lượt xem

Chuyên mục: Nhi khoa
Loại: Tài liệu Tiếng Việt
Tác giả: Siêu tầm y khoa
Năm xuất bản: 2021
Dung lượng: 0.04 MB
Giá tiền: 0.1đ

Hãy đăng ký tài khoản để tích lũy điểm thưởng khi chia sẻ hoặc đóng góp tài liệu

Mô tả

 

[  2009/02/08 00:15 | by admin] 

CÁC DỊ TẬT Ở TRẺ SƠ SINH
Dị tật bẩm sinh thay đổi theo từng nước, từng hoàn cảnh XH và từng cách điều tra. Tỷ lệ chúng giao động từ 1,5 - 2%
Nhiều dị tật bẩm sinh không phát hiện kịp thời gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại ảnh hưởng nặng nề về chức năng sinh lí sau này của trẻ. Ngày nay tiến bộ KT mổ cùng gây mê cứu sống nhiều trẻ có dị tật nặng nề.
A. Các dị tật cần phải PT cấp cứu:
I. Dị tật tiêu hoá:
1- Hẹp thực quản là dị tật đường tiêu hoá thường gặp tỉ lệ 1/2000 - 1/4000 trẻ sơ sinh. 80% các dị tật này có dò thông giữa khí quản và thực quản hoặc các dị tật khác về tim mạch, phổi, hệ niệu sinh dục.
Các hình thái:
Túi cùng phía trên, lỗ dò khí quản - thực quản phía dưới.
Có 2 túi cùng
Lỗ dò khí quản, thực quản phía trên, túi cùng phía dưới. Có 2 lỗ dò
Lâm sàng:
Sau khi trẻ trào nước ối , RL hô hấp tiết nước bọt nhiều, tắc đường thở. Khi ăn uống nôn sặc. Bụng chướng hoặc lép kẹp.
Dùng ống sonde dạ dày mềm và vô trùng đặt qua mũi hoặc qua miệng. Nếu ống thông không qua được 8-10 cm là thực quản teo
Chú ý:
Nếu ống thông cứng có thể thủng túi cùng, ngược lại ống quá mềm có thể bị cuộn tròn trong túi cùng.
- Có thể dùng 1 ống bơm tiêm, bơm 5ml không khí vào ống thông dạ dày đồng thời đặt ống nghe ở vùng thượng vị. Nếu teo thực quản sẽ không nghe khí vào dạ dày.
- Chụp XQ sau khi bơm chất cản quang vào thực quản hoặc sau khi đặt một ống thông cản quang và chụp trẻ ở tư thế đứng
- Điều trị: Chuyển trẻ đến trung tâm có khả năng PT tư thế trẻ nửa ngồi hoặc nghiêng về trước. Nếu cần có thể đặt nội khí quản để hút nước bọt tránh ngạt thở
- Phẫu thuật: Có thể cắt đoạn teo nối 2 đầu thực quản mổ 2 thì: 
Mổ thông dạ dày sau đó nối 2 túi cùng, nếu 2 túi cách xa phải nối bằng 1 đoạn ruột già.