ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT THỰC QUẢN NỘI SOI NGỰC BỤNG, NẠO VÉT HẠCH RỘNG HAI VÙNG

0 Lượt tải

0 Lượt chia sẻ

454 Lượt xem

Chuyên mục: Ngoại khoa
Loại: Tài liệu Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Đức Huấn Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội
Năm xuất bản: 2021
Dung lượng: 0.13 MB
Giá tiền: 0.3đ

Hãy đăng ký tài khoản để tích lũy điểm thưởng khi chia sẻ hoặc đóng góp tài liệu

Mô tả

Ung thư thực quản (UTTQ) là bệnh khá thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư. Đứng hàng thứ 9 trong các loại bệnh ác tính. Nam gặp nhiều hơn nữ. Tạo hình thực quản (THTQ) là phẫu thuật thay thế một phần thực quản hay toàn bộ thực quản bằng một đoạn ống tiêu hóa. Mục đích THTQ là giúp cho bệnh nhân ăn uống qua đường miệng mà không phải ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc mở thông hỗng tràng.

Trong phẫu thuật UTTQ, sau cắt thực quản, việc lập lại lưu thông đường tiêu hóa thường được làm trong cùng một thì. Đoạn ống tiêu hóa thường được chọn là dạ dày, ngoài ra có thể chọn đại tràng, hỗng tràng, các quai ruột tự do có ghép vi mạch. Kỹ thuật thay thế thực quản bằng ống dạ dày thuận chiều thường được sử dụng nhiều nhất. Ngày nay, phẫu thuật ung thư thực quản không chỉ đơn thuần là cắt bỏ thực quản và lập lại lưu thông tiêu hóa. Vấn đề nạo vét hạch ngày càng được nhiểu phẫu thuật viên thực hiện và trở thành thường quy ở một số trung tâm lớn.

Trên thế giới, phẫu thuật ung thư thực quản và nạo vét hạch được đề cập từ rất sớm. Tình trạng di căn hạch là rất khác nhau phụ thuộc vào vị trí khối u nguyên phát, xu hướng phát triển của khối u và sự lựa chọn khu vực nạo vét hạch. Sự phát triển của hạch trong ung thư thực quản được phát hiện ở ba vùng: vùng cổ, trung thất và vùng bụng [1], [2]. Phẫu thuật cắt thực quản và nạo vét hạch ba vùng được báo cáo đầu tiên vào năm 1981 bởi tác giả Kinosita và cộng sự. Ngày nay phẫu thuật được phổ biến ở 35 trên tổng số 96 bệnh viện lớn của Nhật Bản và trên thế giới [3], [4], [5]. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phẫu thuật cắt thực quản có nạo vét hạch rộng rãi có tỷ lệ sống trên năm năm cao hơn hẳn so với những bệnh nhân chỉ cắt thực quản đơn thuần [1], [6], [4]. Phẫu thuật cắt thực quản kết hợp với nạo vét hạch ba vùng (ngực, bụng, cổ) phổ biến tại Nhật Bản, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các tác giả trên thế giới về việc nạo vét hạch hai vùng (ngực, bụng) hay nạo vét hạch ba vùng (ngực, bụng, cổ) [7]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phẫu thuật nạo vét hạch ba vùng có thời gian sống trên năm năm khác biệt do với nạo vét hạch hai vùng [4], [8], [9]. Bên cạnh đó cũng có nhiều những tác giả nghiên cứu thấy rằng phẫu thuật cắt thực quản và nạo vét hạch ba vùng làm tăng biến chứng và tỷ lệ tử vong sau mổ, đặc biệt là tổn thương dây thần kinh quặt ngược, tăng biến chứng hô hấp, thiếu máu khí quản [10-12], không có sự khác biệt về tỉ lệ sống sau mổ [13], [7].

Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi hai vùng ngực và bụng đã được áp dụng điều trị trong UTTQ từ năm 1991. Phẫu thuật nội soi thể hiện ưu điểm là giảm được các biến chứng sớm đặc biệt là biến chứng hô hấp. Các kết quả cũng bước đầu chứng minh là ngang bằng với phẫu thuật mổ mở. Tuy vậy còn ít các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi vét hạch hai vùng (ngực-bụng).

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài mục tiêu:

Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt thực quản và nạo vét hạch rộng hai vùng (ngực-bụng) với tư thế nằm sấp nghiêng 300.