THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG ĐÔNG MÁU CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT VÀ CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2014

0 Lượt tải

0 Lượt chia sẻ

444 Lượt xem

Chuyên mục: Ngoại khoa
Loại: Tài liệu Tiếng Việt
Tác giả: Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Tùng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
Năm xuất bản: 2021
Dung lượng: 0.15 MB
Giá tiền: 0.3đ

Hãy đăng ký tài khoản để tích lũy điểm thưởng khi chia sẻ hoặc đóng góp tài liệu

Mô tả

Can thiệp ngoại khoa tác động rất lớn đến hoạt động bình thường của cơ thể và là yếu tố nguy cơ cho rất nhiều biến chứng như: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật…Trong đó, chảy máu là biến chứng gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân phẫu thuật. Nguyên nhân và cơ chế chảy máu phụ thuộc vào chính bệnh lý cần chỉ định phẫu thuật, cũng có thể là hậu quả của những bệnh lý đã có từ trước [1][2].

Việc phân tích và đánh giá các rối loạn đông máu sau phẫu thuật là rất cần thiết để xác định các yếu tố nguy cơ của chảy máu do phẫu thuật [3][4][5]. Các nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Bạch Mai của Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Vinh và Đỗ Tiến Dũng và Bệnh viện Việt Đức của Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Huê đã đánh giá tình trạng rối loạn đông máu, nguyên nhân thường gặp và các yếu tố liên quan [6][7]. Các tác giả Lưu Thị Tuyết Hồng, Phan Thị Thu Hồng, Lê Quang Nghĩa nghiên cứu 2122 bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh cho kêt quả 75 trường hợp có rối loạn đông máu [8]. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một bệnh viện đại học, cam kết đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đồng thời cũng là một bệnh viện tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy cho sinh viên Y khoa. Tuy nhiên cũng chưa tiến hành nghiên cứu tự đánh giá và khẳng định chất lượng an toàn chăm sóc của Bệnh viện qua các bằng chứng khoa học cụ thể. Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chỉ số đánh giá an toàn trong chăm sóc bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng chức năng đông máu của người bệnh có phẫu thuật và can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2014”.